Bạn đang muốn nhập khẩu các loại linh kiện, phụ tùng xe ô tô về Việt Nam mà chưa biết thủ tục nhập khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô như thế nào? Bài viết dưới đây Sao Mai sẽ cung cấp đến cho các bạn những thông tin khái quát nhất về quy trình cũng như là thủ tục nhập khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: +84 924 444 992 để được tư vấn chi tiết.
Mục Lục Bài Viết
Phụ tùng , linh kiện xe ô tô bao gồm những loại nào?
Phụ tùng ô tô là tất cả các bộ phận cấu thành lên chiếc xe, được sản xuất riêng lẻ, để có thể thay thế khi hỏng hóc. Phụ tùng ô tô bao gồm tất cả những bộ phận vốn có của một chiếc xe như: xilanh, piston, séc măng, trục khuỷu, xupap…
Một chiếc ô tô gồm rất rất nhiều bộ phận, có thể tới hàng nghìn chi tiết. Trong đó sẽ có những phần thiết yếu (khung, gầm, động cơ), những phần phụ trợ (lốp, đèn, phanh), và cả những bộ phận đi kèm phục vụ sự thoải mái hay nhu cầu vui chơi giải trí…
Khi bộ phận nào đó bị thiếu hoặc hư hỏng, bạn cần bổ sung thay thế. Do khả năng sản xuất trong nước trong lĩnh vực xe hơi khá hạn chế, nên đa số các xưởng sửa chữa, cung ứng đều nhập khẩu trực tiếp hay gián tiếp từ nước ngoài. Và đó là lý do cần phải làm thủ tục để đưa những bộ phận này vào Việt Nam.
Mã HS phụ tùng, linh kiện xe ô tô
Xác định HS code của lô hàng là việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần nắm rõ. Thông qua HS code của từng sản phẩm chủ hàng sẽ biết được chính sách hải quan cũng như nghĩa vụ đóng thuế được quy định trên lô hàng đó. Linh kiện và phụ tùng ô tô có rất nhiều chủng loại, chúng được chia vào các nhóm HS code khác nhau, cụ thể đó là:
- 8706 – Khung gầm đã lắp động cơ
- 8707 – Thân xe
- 8708 – Bộ phận và phụ kiện xe có động cơ
Trong các nhóm này có nhiều loại phụ tùng của chủng loại xe khác nhau như: xe kéo, xe tải (chở hàng), xe chở người (trên hoặc dưới 10 chỗ), xe mô tô… Bạn cần áp chuẩn mã HS Code để biết thuế suất chính xác cho sản phẩm mà mình định nhập khẩu.
Thường thì linh kiện ô tô sẽ có rất nhiều mục hàng trong 1 lô hàng nhập. Do đó, việc tra cứu mã HS cũng như mô tả hàng trên tờ khai hải quan cần rất cẩn trọng, chi tiết, nhưng cũng phải nhanh chóng mới đáp ứng được tiến độ công việc.
Dưới đây là mã HS cho một số chủng loại phụ tùng phổ biến thuộc các chương khác (ngoài chương 87). Bạn có thể tham khảo, nhưng cần tra cứu lại cho chính xác với loại hàng cụ thể mà bạn đang làm nhé.
- Động cơ xe: 8407; 8408
- Bộ phận của động cơ (thân máy, xilanh, supap, quy lát, chế hòa khí): 8409
- Đèn các loại (đèn pha, đèn hậu): 8512
- Bơm nước, quạt gió, máy nén khí: 8413; 8414
- Trục khuỷu, bánh răng: 8483
Để biết thêm loại linh kiện mà bạn đang muốn nhập khẩu thuộc mã HS nào hãy liên hệ với Sao Mai Corp để được nhân viên tra mã phù hợp.
Thủ tục nhập khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô
Về cơ bản thì thủ tục nhập khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô thông thường không có gì đặc biệt. Cụ thể, dòng hàng này không bị cấm & không bị hạn chế nhập khẩu, và cũng không phải xin giấy phép nhập khẩu của bộ ban ngành nào.
Tuy nhiên có một số lưu ý như sau: Một số phụ tùng đã qua sử dụng như: máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe gắn máy không được phép nhập khẩu. Đó là quy định trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Vì thế, nếu bạn định nhập mặt hàng phụ tùng cũ, thì cần tra cứu và tìm hiểu để đảm bảo chắc chắn không thuộc loại hàng bị cấm nhập.
Hồ sơ hải quan gồm những chứng từ:
- Tờ khai hải quan từ phần mềm
- Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp
- Chứng nhận xuất xứ (nếu có), để hưởng thuế ưu đãi đặc biệt: 1 bản gốc
- Vận đơn: 1 bản chụp
Với mặt hàng này, cán bộ hải quan sẽ rất lưu tâm về giá nhập khẩu, do mặt hàng nằm trong diện quản lý rủi ro về giá. Vì thế, việc tra cứu sẽ khá mất thời gian, và tiến độ làm thủ tục thông quan thường cũng chậm hơn so với hàng thông thường.
Ngoài ra, nếu hệ thống phân luồng đỏ hoặc nghi ngờ có gian lận, tờ khai có thể bị bẻ luồng. Khi đó, chủ hàng cần phải mở container để hải quan kiểm hoá. Một số trường hợp phải kiểm hoá 100% nên sẽ mất khá nhiều thời gian và mệt.
Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô
Khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô thì quý khách cần lưu ý những những điều sau:
- Thuế xuất được áp dụng cho các loại phụ tùng sẽ khác nhau. Do đó, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chặt chẽ xem loại sản phẩm mà bạn nhập vào là dành cho loại xe nào.
- Thông thường, các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu nhiều hạng mục chung 1 container. Nếu như doanh nghiệp của bạn có CO form E thì sẽ có lợi thế về thuế nhập khẩu ưu đãi.
- Một số sản phẩm phụ tùng ô tô sẽ có tên nằm trong danh sách hàng hoá có khả năng gây mất an toàn. Chính vì thế, trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp cần tiến hành làm công bố hợp quy cho những mặt hàng này.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về thủ tục nhập khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô mà Sao Mai muốn cung cấp cho bạn. Nếu bạn đang muốn tìm đơn vị vận chuyển hàng hoá và làm thủ tục hải quan, hồ sơ, giấy tờ nhanh chóng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về những thủ tục, hồ sơ cần thiết.
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ của chúng tôi xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ SAO MAI
Hotline: +84 924 444 992
Email: info@saomaicorp.com.vn
Địa chỉ: Tầng 10 Tòa nhà Sico, Số 2, Ngõ 2, Đường Nguyễn Hoàng, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.
Tham khảo thêm thông tin của chúng tôi:
THỦ TỤC XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ NỘI THẤT
THỦ TỤC XUẤT KHẨU MẶT HÀNG KHẨU TRANG ĐI MỸ
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU RAU CỦ QUẢ
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY ĐI EU
THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU