Quy trình xuất khẩu rau củ quả, Thuế xuất khẩu rau củ quả

Ở nước ta rất phát triển các mặt hàng rau củ quả, mỗi mùa sẽ có những loại rau củ quả khác nhau. Việc xuất khẩu các loại mặt hàng rau củ quả đi các nước diễn ra rất sôi động, mang lại lợi nhuận kinh kế cao và nâng cao vị thế của Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu rau củ quả đi các nước hãy theo dõi bài viết dưới đây hoặc liên hệ với Sao Mai để được tư vấn chi tiết.

Điều kiện xuất khẩu rau củ quả đi các nước

Các mặt hàng rau củ quả là loại mặt hàng không bị cấm xuất khẩu. Tuỳ từng nước sẽ có điều kiện và mặt hàng rau củ quả được cho phép xuất khẩu riêng. Do đó, trước khi xuất khẩu rau củ quả sang các nước quý khách cần:

  • Kiểm tra xem tại nước nhập khẩu cho phép nhập khẩu những loại nông sản nào của Việt Nam.
  • Tại một số nước yêu cầu nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng rau củ quả phải được chứng nhận mã vườn trồng quy định theo niêm yết của cục bảo vệ thực vật.

Lưu ý khi xuất khẩu: các mặt hàng từ khâu đóng gói, bảo quản, vận chuyển cần phải được sắp xếp một cách chặt chẽ và khoa học để đảm bảo không bị hư hỏng và chất lượng được tốt nhất. Với những loại mặt hàng hoá đặc biệt như hàng trái cây thì trong quá trình vận chuyển có thể sảy ra tình trạng dập nát, hư hỏng.

xuat khau rau cu qua 600x400 - Quy trình xuất khẩu rau củ quả, Thuế xuất khẩu rau củ quả

Giấy tờ cần thiết khi xuất khẩu rau củ quả

Để xuất khẩu rau củ quả sang các nước thì bạn cần có một số loại giấy tờ như sau:

  1. Giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư (chỉ cần 1 trong 3 loại giấy tờ trên)
  2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sơ chế, đóng gói sản phẩm.
  3. Kiểm nghiệm sản phẩm (kiểm nghiệm từng loại sản phẩm nếu có tên gọi khác nhau)
  4. Công bố chất lượng sản phẩm
  5. Giấy chứng nhận lưu hành tự do
  6. Giấy chứng nhận y tế

>>Xem thêm: Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hoá đi EU

Quy trình đăng ký kiểm dịch mặt hàng rau củ quả

Bước 1: Đăng ký tài khoản để làm kiểm dịch thực vật

Lên đăng ký tại phòng đăng ký tài khoản mới của cơ quan kiểm dịch thực vật. Bạn sẽ được phát 2 mẫu bao gồm: mẫu thông tin đăng ký tài khoản và phiếu đăng ký kiểm dịch thực vật để điền thông tin.

Bước 2: đăng ký đơn hàng cần kiểm dịch thực vật

Chủ hàng hoặc người được uỷ quyền cần đăng ký kiểm dịch thực vật trước 1-2 ngày tàu chạy với cơ quan kiểm dịch thực vật vùng.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu của cơ quan kiểm dịch và khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng cần kiểm dịch)
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá
  • Invoice
  • Packing List
  • Giấy uỷ quyền của chủ hàng (nếu bên đăng ký là người được chủ hàng uỷ quyền)

Bước 3: Làm thủ tục kiểm tra lấy mẫu lô hàng cần kiểm dịch thực vật

Tuỳ theo loại hàng hoá và yêu cầu của nhước nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra hàng thực tế tại cảng/sân bay hay kho sản xuất. Hoặc có thể yêu cầu kiểm tra đặc biệt về nhà máy sản xuất, vùng trồng,… Cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra lấy mẫu để xác định hàng có đủ điều kiện để xuất khẩu hay không.

Bước 4: Khai điện tử đơn hàng cần xuất khẩu

Tiến hành khai báo thông tin lô hàng qua trang web của Chi Cục kiểm dịch vùng. Trong vòng 4 tiếng cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại bản nháp chứng từ qua email cho chủ hàng hoặc người được uỷ quyền.

Bước 5: Nộp hồ sơ hoàn chỉnh để lấy chứng thư kiểm dịch

Có bản nháp, kiểm tra và xác nhận với shipper/consignee

Nếu cần chỉnh sửa, sửa trực tiếp lên bản rồi gửi bộ hồ sơ hoàn chỉnh lên chi cục kiểm dịch thực vật.

Sau đó mang hồ sơ hoàn chỉnh nộp tại phòng tiếp nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật. Hồ sơ bao gồm:

  • Sổ tiếp nhận
  • Bộ hồ sơ ban đầu
  • Bản nháp chứng thư đã được khai báo qua mạng
  • Vận đơn (bill)
  • Invoice
  • Packing list

Bước 6: Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ kiểm tra của bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sẽ được cấp chứng thư gốc cho chủ hàng trong vòng 24 tiếng. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì yêu cầu chủ hàng hoặc người được uỷ quyền bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

rau cu qua xuat khau - Quy trình xuất khẩu rau củ quả, Thuế xuất khẩu rau củ quả

Thuế xuất khẩu rau củ quả

Thuế VAT: Theo quy định hiện hành xuất khẩu, thì thuế VAT với các mặt hàng xuất khẩu là 0%

Thuế xuất khẩu: nông sản không thuộc vào danh sách mặt hàng chịu thuế xuất, bởi vậy khi xuất khẩu nông sản người xuất khẩu không cần nộp thuế xuất khẩu.

Trên đây là quy trình và thủ tục xuất khẩu rau củ quả đi các nước. Để biết thêm thông tin về mã HS code của mặt hàng nông sản bạn muốn xuất khẩu và các thủ tục liên quan hãy liên hệ với Sao Mai Corp để được tư vấn và báo giá chi tiết.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ SAO MAI

Hotline+84 924 444 992

Email: info@saomaicorp.com.vn

Địa chỉ: Tầng 10 Tòa nhà Sico, Số 2, Ngõ 2, Đường Nguyễn Hoàng, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.

XEM THÊM CÁC THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ KHÁC CỦA CHÚNG TÔI:

THỦ TỤC XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ NỘI THẤT

THỦ TỤC HÀNG MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU

THỦ TỤC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU GẠO ĐI MỸ

XUẤT KHẨU MẶT HÀNG KHẨU TRANG ĐI MỸ

THỦ TỤC XUẤT KHẨU TRÁI DỪA TƯƠI SANG MỸ

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Chat WhatApp