Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm – Những điều cần lưu ý

Bạn đang có ý định nhập khẩu mỹ phẩm về để kinh doanh, buôn bán?

Nhưng còn thắc mắc thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm như thế nào?

Thời gian làm Công Bố Mỹ Phẩm mất bao lâu?

Nếu bạn đang muốn nhập khẩu mỹ phẩm về Việt Nam hãy đọc bài viết dưới đây, Sao Mai Corp sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về thủ tục cần thiết khi nhập khẩu mỹ phẩm và những điều cần lưu ý khi nhập khẩu mỹ phẩm

1. Mỹ phẩm là gì?

Mỹ phẩm là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Nhiều mỹ phẩm được thiết kế để sử dụng cho mặt và tóc. Chúng thường là hỗn hợp các hợp chất hóa học; một số xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên (như dầu dừa) và một số được tổng hợp.Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son môi, mascara, phấn mắt, kem nền, phấn má hồng, phấn phủ, sữa rửa mặt và sữa dưỡng thể, dầu gội, sản phẩm tạo kiểu tóc (gel vuốt tóc, gôm xịt tóc,…), nước hoa. Mỹ phẩm thường được thoa lên mặt để làm nổi bật diện mạo nên còn được gọi là đồ trang điểm hay đồ hóa trang.

Ngày nay, việc sử dụng mỹ phẩm đang rất được phổ biến. Những sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu thông dụng bao gồm: son môi, phấn mắt, kem dưỡng da, mặt nạ, serum, bộ sản phẩm chăm sóc da…

thu tuc nhap khau pham - Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm - Những điều cần lưu ý

Doanh nghiệp cần chú ý một số sản phẩm không được xem làm mỹ phẩm được quy định tại Công văn số 1609/QLD-MP ngày 10/02/2012 của Cục Quản lý Dược.

2. Mã HS Code và thuế nhập khẩu mỹ phẩm

Bạn muốn thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm diễn ra nhanh chóng và chính xác, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

– Đa số các mặt hàng mỹ phẩm đều có mã số hàng hóa thuộc tiểu mục 3304 “Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân”

HS CODE Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân. Thuế Nhập khẩu thông thường Thuế nhập khẩu ưu đãi
33041000 – Chế phẩm trang điểm môi 30 20
33042000 – Chế phẩm trang điểm mắt 33 22
33043000 – Chế phẩm dùng cho móng tay và móng chân 33 22
– Loại khác:
33049100 – – Phấn, đã hoặc chưa nén 33 22
330499 – – Loại khác:
33049920 – – – Kem ngăn ngừa mụn trứng cá 15 10
33049930 – – – Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác 27 18
33049990 – – – Loại khác 27 18
3305 Chế phẩm dùng cho tóc.    
330510 – Dầu gội đầu:
33051010 – – Có tính chất chống nấm 22.5 15
33051090 – – Loại khác 22.5 15
33052000 – Chế phẩm uốn tóc hoặc làm duỗi tóc 22.5 15
33053000 – Keo xịt tóc (hair lacquers) 22.5 15
33059000 – Loại khác 30 20
3306 Chế phẩm dùng cho vệ sinh răng hoặc miệng, kể cả bột và bột nhão làm chặt chân răng; chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng (dental floss), đã đóng gói để bán lẻ.    
330610 – Sản phẩm đánh răng:
33061010 – – Bột và bột nhão dùng ngừa bệnh cho răng (SEN) 30 20
33061090 – – Loại khác 30 20
33062000 – Chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng (dental floss) 9 6
33069000 – Loại khác 30 20
3307 Các chế phẩm dùng trước, trong hoặc sau khi cạo, các chất khử mùi cơ thể, các chế phẩm dùng để tắm, chế phẩm làm rụng lông và các chế phẩm nước hoa, mỹ phẩm hoặc vệ sinh khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; các chất khử mùi phòng đã được pha chế, có hoặc không có mùi thơm hoặc có đặc tính tẩy uế.    
33071000 – Các chế phẩm dùng trước, trong hoặc sau khi cạo 27 18
33072000 – Chất khử mùi cá nhân và chất chống ra nhiều mồ hôi 30 20
33073000 – Muối thơm dùng để tắm và các chế phẩm dùng để tắm khác 30 20
– Các chế phẩm dùng để làm thơm hoặc khử mùi phòng, kể cả các chế phẩm có mùi thơm dùng trong nghi lễ tôn giáo:
330741 – – “Nhang, hương” và các chế phẩm có mùi thơm khi đốt cháy:
33074110 – – – Bột thơm (hương) sử dụng trong nghi lễ tôn giáo 30 20
33074190 – – – Loại khác 30 20
330749 – – Loại khác:
33074910 – – – Các chế phẩm làm thơm phòng, có hoặc không có đặc tính tẩy uế 30 20
33074990 – – – Loại khác 30 20
330790 – Loại khác:
33079010 – – Chế phẩm vệ sinh động vật 30 20
33079030 – – Khăn và giấy, đã được thấm hoặc phủ nước hoa hoặc mỹ phẩm 30 20
33079040 – – Nước hoa hoặc mỹ phẩm khác, kể cả chế phẩm làm rụng lông 30 20
33079050 – – Dung dịch dùng cho kính áp tròng hoặc mắt nhân tạo (SEN) 9 6
33079090 – – Loại khác 27 18
3401 Xà phòng; các sản phẩm và các chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng như xà phòng, ở dạng thanh, bánh, được nén thành miếng hoặc hình dạng nhất định, có hoặc không chứa xà phòng; các sản phẩm và các chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, ở dạng lỏng hoặc ở dạng kem và đã được đóng gói để bán lẻ, có hoặc không chứa xà phòng; giấy, mền xơ, nỉ và sản phẩm không dệt, đã thấm tẩm, tráng hoặc phủ xà phòng hoặc chất tẩy.    
340111 – – Dùng cho vệ sinh (kể cả các sản phẩm đã tẩm thuốc):
34011140 – – – Xà phòng đã tẩm thuốc kể cả xà phòng sát khuẩn 30 20
34011150 – – – Xà phòng khác kể cả xà phòng tắm 30 20
34011160 – – – Loại khác, bằng nỉ hoặc sản phẩm không dệt, đã được thấm tẩm, tráng hoặc phủ xà phòng hoặc chất tẩy 30 20
34011190 – – – Loại khác 30 20
340119 – – Loại khác:
34011910 – – – Bằng nỉ hoặc sản phẩm không dệt, đã được thấm tẩm, tráng hoặc phủ xà phòng hoặc chất tẩy 33 22
34011990 – – – Loại khác 33 22
340120 – Xà phòng ở dạng khác:
34012020 – – Phôi xà phòng 25.5 17
– – Loại khác:
34012091 – – – Dùng để tẩy mực, khử mực giấy tái chế 33 22
34012099 – – – Dùng để tẩy mực, khử mực giấy tái chế 33 22
34013000 – Các sản phẩm và chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, dạng lỏng hoặc dạng kem và đã được đóng gói để bán lẻ, có hoặc không chứa xà phòng 40.5 27

– Việc để xác định mã HS Code của một mặt hàng dựa vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, tài liệu kỹ thuật (catalog) hoặc đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Từ kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

>Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu đồ uống có cồn

3. Thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm

– Nhập khẩu mỹ phẩm các doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố Mỹ phẩm với Cục quản lý dược thuộc Bộ Y Tế. Vì vậy, để làm thủ tục hải quan cho lô hàng mỹ phẩm nhập khẩu các bạn cần làm thủ tục công bố mỹ phẩm. Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm Sau khi có số tiếp nhận trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

Hồ sơ xin công bố mỹ phẩm bao gồm:

– Đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhập khẩu

– Bảng thành phần của mỹ phẩm (COA).

– Phiếu công bố mỹ phẩm

– Giấy ủy quyền của nhà sản xuất (LOA) phải hợp pháp hóa lãnh sự.

– Certificate of free sales ( CFS) phải hợp pháp hóa lãnh sự.

*Lưu ý khi làm công bố mỹ phẩm:

thu tuc nhap khau pham2 - Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm - Những điều cần lưu ý

  • Nộp hồ sơ và đóng phí lên hệ thống một cửa quốc gia, thời gian xin công bố mỹ phẩm là 10-15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
  • Thời hạn của công bố là 5 năm kể từ ngày nhận
  • Quý khách hàng nên kiểm tra thật kỹ hồ sơ trước khi gửi tránh trường hợp phải sửa đổi bổ sung nhiều lần mất thời gian trong quá trình xin công bố mỹ phẩm

4. Thủ tục hải quan về nhập khẩu mỹ phẩm

khi làm thủ tục hải quan về nhập khẩu mỹ phẩm, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ giấy tờ như sau:

  • Invoice, packing list: Bản chụp (ký, đóng dấu, chức danh và không đóng dấu: Sao y bản chính)
  • Bill (Vận đơn): Original bill, hoặc telex bill, surrender bill (bản chụp)
  • Hóa đơn cước biển và Hóa đơn CIC tại cảng Hải Phòng, Cát Lái: trong trường hợp mua giá FOB
  • Hóa đơn phụ phí tại cảng xuất: Trường hợp mua giá Exw
  • Phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm: Bản chụp, trường hợp công bố làm từ tháng 1/2016. Các trường hợp công bố từ năm 2012, 2013, Doanh nghiệp cần xuất trình phiếu công bố mỹ phẩm gốc và bản chụp để cán bộ hải quan kiểm tra tính xác thực của hồ sơ. Từ 2016, thực hiện công bố mỹ phẩm online nên doanh nghiệp xuất trình bản chụp. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ hải quan sẽ yêu cầu cùng cấp ID và password để đăng nhập vào hệ thống 1 cửa và kiểm tra bản gốc trên hệ thống.

5. Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

  • Khi nhập khẩu mỹ phẩm về Việt Nam bắt buộc phải làm công bố mỹ phẩm.
  • Thành phần có trong sản phẩm thay đổi theo ngày tháng năm. Do đó, mỗi khi nhập khẩu lô hàng mới doanh nghiệp cần kiểm tra xem thành phần có thay đổi hay không? Nếu có thành phần thay đổi thì cần làm công bố mỹ phẩm mới cho sản phẩm.
  • Nếu thành phần trên nhãn gốc của sản phẩm không khớp trên công bố. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính từ 30 đến 50 triệu đồng và trong vòng 30 ngày kể từ ngày xử phạt. Doanh nghiệp phải bổ sung được công bố mới. Nếu quá 30 ngày, Doanh nghiệp không xuất trình được công bố mới, hải quan sẽ tiến hành thủ tục tái xuất lô hàng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm mà Sao Mai muốn gửi đến bạn. Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm cho mình đơn vị nhập khẩu hàng hoá uy tín, chuyên nghiệp hãy liên hệ với Sao Mai Corp để được tư vấn chi tiết.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ SAO MAI

Hotline: +84 924 444 992

Email: info@saomaicorp.com.vn

Địa chỉ: Tầng 10 Tòa nhà Sico, Số 2, Ngõ 2, Đường Nguyễn Hoàng, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Chat WhatApp