Thủ tục nhập khẩu đồ uống có cồn

Việt Nam là nước tiêu thụ đồ uống có cồn nhiều nhất trên thế giới. Do đó, nhu cầu sử dụng đồ uống có cồn ngày một gia tăng. Nếu bạn đang muốn nhập khẩu các loại đồ uống có cồn mà chưa hiểu rõ về quy định, thủ tục nhập khẩu đồ uống có cồn thì hãy đọc bài viết dưới đây hoặc liên hệ +84 92 4444 992 để được tư vấn chi tiết.

Mã HS nhập khẩu đồ uống có cồn

Khi nhập khẩu bất kỳ một loại mặt hàng nào thì đầu tiên chúng ta cần biết được mã HS của mặt hàng đó. Biết được mã HS chúng ta sẽ biết được các chính sách, thông tư, thuế nhập khẩu hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá sẽ có một mã HS riêng. Đồ uống có cồn nằm trong chương 22: Đồ uống, rượu, giấm cso mã HS như sau:

Đối với mặt hàng bia được sản xuất từ lúa mạch, các doanh nghiệp có thể tham khào mã HS sau:

Bia đen hoặc bia nâu: 2203.00.10

Loại khác, kể cả bia ale: 2203.0090

Còn đối với mặt hàng rượu, các mã HS sẽ có sự khác nhau. Chúng được phân biệt dựa vào các yếu tố như loại rượu, nồng độ cồn tính theo dung tích. Các doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS thuộc các nhóm 2204, 2205, 2206, 2207, 2208.

do uong co con nhap khau - Thủ tục nhập khẩu đồ uống có cồn

Thuế nhập khẩu đồ uống có cồn

Thuế nhập khẩu: 50% (Tuỳ từng mã HS mà thuế nhập khẩu sẽ khác nhau)

Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%

Thuế tiêu thụ đặc biệt: 30% (Tuỳ từng mã HS)

Nhập khẩu đồ uống có cồn tuỳ từng loại sẽ có mã HS và thuế nhập khẩu khác nhau. Để biết thêm thông tin chi tiết về mã HS và thuế về mặt hàng đồ uống có cồn, hãy liên hệ với Sao Mai để được nhân viên của chúng tôi tra đúng loại mã HS phù hợp với sản phẩm mà bạn đang muốn nhập khẩu.

>Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu rượu vang

Hồ sơ công bố hợp quy các sản phẩm đồ uống có cồn

  • CA ( Certificate of Analysis) – Kết quả kiểm nghiệm có đủ các chỉ tiêu theo quy định BYT, còn thời hạn trong vòng 12 tháng ( Bản gốc hoặc sao y hợp pháp hóa lãnh sự)
  • Free Sale ( Giấy chứng nhận lưu hành tự do) hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước xuất xứ cấp, trong đó có thể hiện nội dung “ sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm” – bản gốc hoặc sao y hợp pháp hóa lãnh sự).
  • Mẫu sản phẩm & Hình ảnh nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ.

nhap khau do uong co con - Thủ tục nhập khẩu đồ uống có cồn

Thủ tục nhập khẩu đồ uống có cồn

Bước 1: Đăng ký bản tự công bố sản phẩm đồ uống có cồn nhập khẩu

Hồ sơ công bố sản phẩm rượu bao gồm:

  • Giấy chứng nhận kinh doanh
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm rượu không quá 6 tháng tại trung tâm được nhà nước công nhận.
  • Bản tự công bố sản phẩm rượu theo nghị định 15/2018/NĐ-CP

Thẩm quyền và thời hạn thực hiện

  • Công bố sản phẩm rượu tại Ban quản lý an toàn thực phẩm, nếu cơ sở của bạn ở tỉnh thành thì đăng ký tại chi cục an toàn thực phẩm.
  • Thời gian đăng ký công bố sản phẩm từ 5-7 ngày làm việc, ban quản lý/ chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ đăng tải hồ sơ của bạn lên Website hệ thống quản lý của cơ quan đó

Bước 2: Giấy phép phân phối rượu

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo quy định tại nghị định 17/2020/NĐ-CP
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
  • Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng; địa điểm bán lẻ rượu; bán rượu tiêu dùng tại chỗ (nếu có kinh doanh) theo quy định.
  • Bản tự công bố sản phẩm rượu (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.
  • Hợp đồng nguyên tắc; thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu của các thương nhân bán buôn rượu. Bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự, kiến tham gia hệ thống phân phối của doanh nghiệp xin cấp phép.
  • Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu: gồm Bản sao các văn bản giới thiệu; hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu; thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài;
  • Bản cam kết do thương nhân tự lập; trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy; bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở; địa điểm kinh doanh và kho hàng.
  • Giấy phép phân phối rượu được cấp bởi bộ công thương
  • Thời gian thực hiện giấy phép phân phối rượu từ 15-20 ngày làm việc, tính từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Hồ sơ hải quan làm thủ tục nhập khẩu đồ uống có cồn

Hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hoá
  • Hoá đơn thương mại vận đơn và các chứng từ vận tải khác (nếu có)
  • Tờ khai trị giá hàng hoá
  • Kê khai thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trên đây là toàn bộ thủ tục nhập khẩu đồ uống có cồn mà Sao Mai muốn gửi đến quý khách. Để nhập khẩu đồ uống có cồn về Việt Nam tương đối phức tạp, quý khách tìm kiếm đơn vị logistics chuyên nghiệp để hàng có thể về đúng thời gian và tiết kiệm chi phí. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ SAO MAI

Hotline : +84 924 444 992

Email: info@saomaicorp.com.vn

Địa chỉ: Tầng 10 Tòa nhà Sico, Số 2, Ngõ 2, Đường Nguyễn Hoàng, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.

Có thể bạn muốn xem:

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cá cảnh

Thủ tục nhập khẩu gỗ tròn, gỗ nguyên khối

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm đông lạnh

Thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng

Thủ tục nhập khẩu máy pha cà phê

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Chat WhatApp