Hợp đồng thương mại quốc tế là văn bản thỏa thuận cực kỳ quan trọng trong hoạt động làm ăn của doanh nghiệp hiện nay. Vậy hợp đồng thương mại quốc tế được hiểu đúng như thế nào? Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế là gì? Cùng Công ty cổ phần phát triển quốc tế Sao Mai tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!
Mục Lục Bài Viết
Hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ…Trong đó phổ biến nhất là hợp đồng mua bán hàng hóa.
Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế
Chủ thể của quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau hay hoặc có nơi cư trú khác nhau. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được di chuyển từ khu vực pháp lý này đến khu vực pháp lý khác. Thông thường đối tượng của đồng thương mại quốc tế là hàng hóa chuyển qua biên giới của quốc gia, tuy nhiên, nhiều trường hợp hàng hóa không cần qua biên giới quốc gia vẫn được xem là hoạt động mua bán quốc tế như hàng hóa đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, kho bảo thuế, kho ngoại quan
Đồng tiền thanh toán: là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên
Nguồn luật điều chỉnh: Đa dạng, phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật khác nhau như: Điều ước thương mại quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, án lệ, tiền lệ, luật quốc gia …
Điều kiện để ký kết hợp đồng thương mại quốc tế (Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế)
Pháp luật Việt Nam không quy định rõ về điều kiện kí kết hợp đồng thương mại quốc tế, nhưng thông qua Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Bộ luật dân sự 2015, để ký kết hợp đồng thương mại quốc tế thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất: Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (khoản 2 Điều 27 Luật thượng mại 2005). Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (khoản 15 Điều 3 Luật thương mại 2005).
Thứ hai: Về chủ thể, một trong hai hoặc cả hai bên chủ thể trong hợp đồng là thương nhân nước ngoài. Điều 16 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân nước ngoài :
- Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
- Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
- Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.”.
Thứ ba: Nội dung của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 398 BLDS 2015 quy định về nội dung của hợp đồng:
- Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
- Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
- a) Đối tượng của hợp đồng;
- b) Số lượng, chất lượng;
- c) Giá, phương thức thanh toán;
- d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”.
Thứ tư: Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa, dịch vụ không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu đính kèm Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Cấu trúc của hợp đồng thương mại quốc tế
Một hợp đồng thương mại quốc tế thường được cấu trúc thành năm nhóm nội dung chính:
- Tên và số hiệu hợp đồng
- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng
- Phần mở đầu (Tên, địa chỉ các chủ thể tham gia hợp đồng)
- Phần nội dung chính bao gồm các điều khoản chính của hợp đồng
- Đại diện của các bên ký kết ký tên và đóng dấu
Lưu ý chữ ký phải đảm bảo là đúng người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. Trong trường hợp do người khác ký mà không phải là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp thì phải có giấy ủy quyền được đính kèm với hợp đồng. Nội dung cơ bản các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế.
Các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế, thường có hai nhóm, các điều khoản bắt buộc (là các điều khoản thường phải có trong hợp đồng, như điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán v.v) và các điều khoản tùy ý (các điều khoản tùy vào sự thỏa thuận và thống nhất giữa các bên tham gia).
Nội dung cơ bản các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế
Trong hợp đồng thương mại quốc tế sẽ có các nội dụng:
- Điều khoản về tên hàng (Commodity)
- Điều khoản về chất lượng/phẩm chất (Quality)
- Điều khoản về số lượng (Quantity)
- Điều khoản giá cả (Price)
- Điều khoản giao hàng (Delivery)
- Điều khoản thanh toán: Đồng tiền thanh toán (Payment currency). Thời hạn thanh toán (Time of payment). Phương thức thanh toán. Bộ chứng từ thanh toán.
- Điều khoản bao bì, ký mã hiệu
- Điều khoản bảo hành (Warranty)
- Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)
- Điều khoản về bảo hiểm (Insurance)
- Điều khoản này gồm hai nội dung cơ bản là ai phải chịu trách nhiệm và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hóa (người mua hay người bán) và mức mua bảo hiểm là bao nhiêu.
- Bất khả kháng (Force majeure)
- Khiếu nại (Claim)
- Trọng tài (Arbitration)
Trên đây là những thông tin về hợp đồng thương mại quốc tế mà Công ty cổ phần phát triển quốc tế Sao Mai muốn chia sẻ đến mọi người. Để nhận tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé!
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ SAO MAI
Hotline: +84 924 444 992
Email: info@saomaicorp.com.vn
Địa chỉ: Tầng 10 Tòa nhà Sico, Số 2, Ngõ 2, Đường Nguyễn Hoàng, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.
XEM THÊM CÁC DỊCH VỤ KHÁC CỦA CHÚNG TÔI