Ngày nay, các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu ngày càng trở nên đa dạng. Việc thanh toán quốc tế ngày càng trở nên dễ dàng hơn nhờ các hình thức thanh toán thuận tiện giúp các quốc gia có thể thực hiện giao dịch thanh toán một cách dễ dàng. Do đó, việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp là điều vô cùng cần thiết đối với cả người mua và người bán.
Mục Lục Bài Viết
Thanh toán quốc tế là gì?
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông quan quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Vai trò của thanh toán quốc tế
- Đối với nền kinh tế: Thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán.
- Đối với các doanh nghiệp: thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế.
- Đối với các ngân hàng thương mại: Thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.
Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu
Có 4 hình thức thanh toán quốc tế cơ bản:
Phương pháp ghi sổ
Đây là phương thức thanh toán mà người bán mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu vào thười điểm xác định trong tương lai. Phương thức này chỉ thuận tiện và an toàn trong trường hợp hai bên thực sự tin cậy lẫn nhau.
Đặc điểm:
- Đây là phương thức thanh toán không có sự tham gia của ngân hàng. Với chức năng là người mở tài khoản và thu tiền cho người ghi sổ.
- Chỉ mở sổ đơn biên, không mở sổ song biên. Nếu người bị ghi sổ mở sổ để theo dõi thì sổ đó không có giá trị quyết toán giữa hai bên.
- Phương thức này chỉ có hai phần tham gia là: người ghi sổ và người bị ghi sổ
- Giá cả hàng hoá ghi trên hợp đồng cơ sở của phương thức ghi sổ thường cao hơn giá cả hàng hoá ghi trên hợp đồng cơ sở khi trả tiền ngay.
- Phương thức thanh toán ghi sổ về thực chất là phương thức tài trợ nhập khẩu. Do đó, rủi ro sẽ thuộc về người bị ghi sổ.
Quy trình thực hiện:
- Bên xuất khẩu giao hàng/ dịch vụ gưi chứng từ cho bên nhập khẩu nhận hàng
- Bên xuất khẩu ghi nợ vào tài khoản và báo nợ trực tiếp cho bên nhập khẩu
- Định kỳ thanh toán (tháng, quý hoặc nửa năm). Bên nhập khẩu nguyên tiền qua ngân hàng thanh toán cho bên xuất khẩu hoặc thanh toán bằng séc.
>Xem thêm: Gia hạn lưu hành đối với trang thiết bị y tế B C D
Phương thức nhờ thu
Nhờ thu là hình thức thanh toán sau khi nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu sẽ đồng thời gửi chứng từ cho ngân hàng của mình để thu hộ tiền của ngân hàng người nhập khẩu. Chứng từ nhờ thu trong quy định là những chứng từ tài chính hoặc chứng từ thương mại. Đây là phương phápp vai trò của ngân hàng thể hiện rất rõ ràng, đảm bảo an toàn cho 2 bên xuất –nhập khẩu.
- Chứng từ tài chính: hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc những chứng từ liên quan đến mục đích chi trả.
- Chứng từ thương mại: Hoá đơn, vận tải đơn, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc bất cứ chứng từ nào không phải là chứng từ tài chính.
Phương thức nhờ thu bao gồm 2 loại:
- Nhờ thu trơn: là chỉ thu lại chứng từ tài chính không kèm theo chứng từ thương mại.
- Nhờ thu chứng từ: là nhờ thu kèm cả 2 loại chứng từ thương mại và tại chính. Hoặc chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài chính.
Các bên tham gia:
- Người ủy nhiệm (Principal): là người ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng, thường đồng nhất với người xuất khẩu hay người hưởng lợi.
- Ngân hàng chuyển chứng từ (Remiting bank): là ngân hàng đại diện cho người nhờ thu chỉ định, ngân hàng này có nghĩa vụ tiếp nhận chứng từ từ người uỷ thác nhờ thu theo những điều kiện mà người nhờ thu đặt ra để thu hộ tiền cho họ, khi nhận chứng từ như thế nào thì sẽ chuyển đi như vậy. Thường đồng nhất với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
- Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): là ngân hàng ở nước người nhập khẩu, thực hiện chuyển giao chứng từ nhờ thu cho người nhập khẩu theo đúng chỉ thị nhờ thu.
- Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là ngân hàng đại diện cho người trả tiền. Là bất kỳ ngân hàng nào có liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu nhưng không phải là ngân hàng chuyển chứng từ, thường được hiểu chung nghĩa với ngân hàng xuất trình. Trường hợp ngân người xuất khẩu không nêu rõ thông tin thì ngân hàng này có thể do ngân hàng chuyển chỉ định.
- Người trả tiền (Drawee): là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu, thường đồng nhất với nhà nhập khẩu.
Phương thức thanh toán tín dụng tín chứng từ
Phương thức này được hiểu là văn bản do ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho người xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Thanh toán tín dụng chứng từ được lập trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng.
Đặc điểm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Tín dụng chứng từ được chia làm nhiều loại như sau:
- Thư tín dụng có thể huỷ bỏ (Revocable L/C)
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)
- Thư tín dụng có thể xác nhận (Confirmed L/C)
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transfrerable L/C)
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling Letter of Credit)
- Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
- Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
Các bên tham gia:
- Người yêu cầu phát hành thư tín dụng: người nhập khẩu hoặc người nhập khẩu uỷ thác cho một người khác.
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng: là ngân hàng nước của người nhập khẩu.
- Ngân hàng yêu cầu (Applicant bank): Là chi nhánh của ngân hàng phát hành.
- Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Là người xuất khẩu hoặc bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): Là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành ở nước hưởng lợi.
Phương thức chuyển tiền
Là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiền chuyển tiền do khách hàng quy định.
Các bên tham gia
- Người nhập khẩu – người chuyển tiền
- Người xuất khẩu – người thụ hưởng
- Ngân hàng của người nhập khẩu – ngân hàng chuyển
- Ngân hàng của người xuất khẩu – ngân hàng đại lý.
Các phương thức chuyển tiền hiện tại
- Chuyển tiền bằng điện: thời gian chuyển rất nhanh, người chuyển tiền phải trả thủ tục phí và chi phí điện tiến. Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
- Chuyển tiền bằng thư: thời gian chuyển lâu, chi phí thấp
Quy trình thực hiện:
- Người nhập khẩu viết giấy yêu cầu chuyển tiền (lệnh chuyển tiền) gửi đến ngân hàng phục vụ mình đề nghị chuyển tiền cho người xuất khẩu nước ngoài.
- Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình tại nước ngoài chuyển tiền và gửi giấy báo nợ tới ngân hàng nhập khẩu.
- Ngân hàng đại lý bên đầu nhập gửi tiền và giấy báo nợ cho bên xuất khẩu.
- Khi nhận được tiền, người xuất khẩu giao hàng theo yêu cầu.
- Trước thời điểm số tiền được chuyển hoàn thì số tiền thuộc sở hữu người chuyển tiền có quyền hủy lệnh chuyển tiền, bên hưởng tiền không có quyền khiếu nại.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu hàng hoá mà Sao Mai Corp muốn gửi đến bạn. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm đơn vị vận chuyển hàng hoá trọn gói, uy tín nhất hiện nay hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ SAO MAI
Hotline : +84 924 444 992
Email: info@saomaicorp.com.vn
Địa chỉ: Tầng 10 Tòa nhà Sico, Số 2, Ngõ 2, Đường Nguyễn Hoàng, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.
Tham khảo thêm bài viết:
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
Vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
Thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu