Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện bao gồm những gì?
Khi nhập khẩu dây cáp điện cần có những lưu ý gì?
Dây cáp điện được nhập khẩu và sử dụng rất nhiều hiện nay. Tuỳ vào từng loại dây cáp điện sẽ có các chính sách và thủ tục khác nhau. Có thể nói, thủ tục nhập khẩu dây cáp điện tương đối phức tạp. Do đó, khi nhập khẩu dây cáp điện bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ càng trước khi nhập khẩu. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến cho bạn về thủ tục nhập khẩu dây cáp điện.
Mục Lục Bài Viết
Điều kiện nhập khẩu dây cáp điện
Đối với sản phẩm có điện áp từ 50V trở lên thì doanh nghiệp nhập khẩu dây và cáp điện cần phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm dây và cáp điện theo từng tiêu chí: Điện trở một chiều của ruột dẫn, chiều dày vỏ bọc và chiều dày cách điện, điện trở cách điện, độ bền điện áp. Đối với dây cáp điện không có vỏ bọc hoặc cách điện thì sẽ không áp dụng các chỉ tiêu cho vỏ bọc và cách điện.
Việc ghi nhãn trên dây và điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải nêu xuất xứ và dấu hiệu nhận biết dây và cáp bao gồm cấp điện áp, vật liệu ruột dẫn và cách điện, tiết diện và ký hiệu mã/chủng loại.
- Nội dung ghi nhãn phải không dễ tẩy xoá, rõ ràng và dễ phân biệt
- Khoảng cách giữa các điểm bắt đầu của lần ghi nhãn này đến điểm bắt đầu của lần ghi nhãn tiếp theo phải theo quy định của tiêu chuẩn công bố.
Đối với sản phẩm dây và cáp điện có điện áp dưới 50V thì doanh nghiệp nhập khẩu dây và cáp điện có điện áp dưới 50V phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm dây và cáp điện. Ghi nhãn trên dây và cáp điện phải ghi rõ cấp điện áp tương ứng.
Đối với mặt hàng dây điện mới được nhập khẩu bình thường. Đối với dây điện đã qua sử dụng thì cấm nhập khẩu, nếu muốn nhập khẩu thì cần phải có giấy phép.
Mã HS dây cáp điện
Để biết được về chính sách, thủ tục, thuế nhập khẩu dây cáp điện trước tiên chúng ta cần xác định được mã HS của dây cáp điện mà mình muốn nhập khẩu. Dây cáp điện có mã HS thuộc chương 85, cụ thể như sau:
8544: Mã HS code đối với dây điện, cáp điện, kể cả cáp đồng trục có cách điện. Ngoài ra, đây còn là mã HS đối với cáp sợi quang, làm bằng các bó sợ đơn có vỏ bọc từng sợi, các loại cáp đã hoặc chưa gắn đầu nối.
85442021: Mã HS code đối với cáp cách điện chưa được nhà sản xuất gắn đầu nối. Thường những loại cáp này sẽ được sử dụng cho điện áp từ 66kV trở xuống. Bên cạnh đó, đây là mã HS đối với cáp điện có cách điện bằng plastic hoặc cao su.
Mã HS trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn hãy liên hệ với Sao Mai Corp để được biết chính xác về loại dây cáp điện mà bạn muốn nhập khẩu và thuế của loại dây cáp đó.
Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện
Đối với dây cáp điện sẽ làm thủ tục nhập khẩu như các mặt hàng bình thường khác. Bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Hoá đơn thương mại (Conmmercial invoice)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Tờ khai hải quan
- Giấy chứng nhận xuất xứ, catalog (nếu có)
- Hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu
- Một số giấy tờ khác
Loại dây cáp điện có cần phải kiểm tra chuyên ngành không?
Các loại dây cáp điện cần kiểm tra chuyên ngành
Theo Thông tư 22/2011/TT-BKHCN: Mặt hàng dây điện bọc nhự PVC có điện áp định danh đến và bằng 450/750V khi nhập về Việt Nam để kinh doanh thì sẽ phải kiểm tra chất lượng theo Bộ KHCN yêu cầu.
Theo Thông tư 27/2012/TT-BKHCN: mặt hàng dây điện bọc nhựa PVC có điện áp bọc nhựa PVC có điện áp định danh đến và bằng 450/750V khi nhập hàng về Việt Nam sẽ phải kiểm tra chất lượng khi: Hàng hóa nhập khẩu là hành lý các nhân, hàng hóa ngoại giao, hàng triển lãm hội chợ, quà biếu, hàng hóa vật tư tạm nhập – tái xuất, hàng quá cảnh, các vật tư thiết bị máy phục vụ dự án đầu tư, hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân và các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của Pháp luật.
Các loại dây cáp điện không cần phải kiểm tra chuyên ngành
- Dây cáp điện đã lắp sẵn đầu nối dùng để lắp nối trong các thiết bị điện là sản phẩm, hàng hóa hoàn chỉnh của một quá trình sản xuất.
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, do đó khi nhập khẩu hàng hóa doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố.
- Dây điện bọc chất cách điện khác (không phải bọc nhựa PVC) thì không phải đăng ký kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu. Doanh nghiệp phải thực hiện công bố tiêu chuẩn sản phẩm và ghi nhãn hàng hóa theo quy định trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.
Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện
Khi làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện bạn cần lưu ý những điều sau:
- Hàng hoá chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước
- Không phải tất cả các loại dây cáp điện đều phải kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu.
- Kiểm tra chất lượng dây điện nhập khẩu tiến hành theo từng lô hàng. Nhập lần nào kiểm tra lần đó.
- Dây điện đã qua sử dụng thuộc mặt hàng cấm nhập khẩu. Nếu muốn nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu dưới dạng phế liệu.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về thủ tục nhập khẩu dây cáp điện mà Sao Mai muốn gửi đến quý khách. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm đơn vị vận chuyển hàng hoá quốc tế hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ SAO MAI
Hotline : +84 924 444 992
Email: info@saomaicorp.com.vn
Địa chỉ: Tầng 10 Tòa nhà Sico, Số 2, Ngõ 2, Đường Nguyễn Hoàng, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.
Tham khảo thêm thông tin:
Thủ tục nhập khẩu xe oto đã qua sử dụng
Thủ tục kiểm dịch động vật nhập khẩu
Thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Điều kiện nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
Thủ tục nhập khẩu gỗ tròn, gỗ nguyên khối